Thứ tư, 20.02.2019 GMT+7

Sàng lọc tiền sản giật

Tiền sản giật (TSG) là một chứng bệnh nghiêm trọng trong thời kỳ thai nghén, thường gặp ở ba tháng cuối thai kỳ. Cho đến nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây TSG, có thể do sự mất cân bằng prostaglandin, chất giúp thư giãn và co bóp các cơ trơn, khiến các mạch máu co lại trong quá trình mang thai có thể dẫn đến tiền sản giật. Tăng huyết áp, protein niệu dương tính và phù là các triệu chứng chính của TSG.


Tiền sản giật là gì ?

Tiền sản giật (TSG) là một chứng bệnh nghiêm trọng trong thời kỳ thai nghén, thường gặp ở ba tháng cuối thai kỳ. Cho đến nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây TSG, có thể do sự mất cân bằng prostaglandin (chất giúp thư giãn và co bóp các cơ trơn) khiến các mạch máu co lại trong quá trình mang thai có thể dẫn đến tiền sản giật. Các triệu chứng chính của TSG:

       Huyết áp đột ngột tăng cao.

       Protein niệu tăng cao trong nước tiểu hay những vấn đề về thận.

       Chân, tay sưng phù, đau đầu nghiêm trọng.

 

Tại sao phải sàng lọc sớm TSG ?

        TSG là nguyên nhân gây biến chứng cho thai phụ (gây cơn co, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp, xuất huyết gây tổn thương não, hoặc tử vong) và biến chứng cho thai nhi (chậm phát triển trong cổ cung, sinh non, tử vong chu sinh), thậm chí sản giật có thể gây tử vong cho cả thai phụ và thai nhi. Có thể nói, TSG không những ảnh hưởng nặng nề đến thai phụ mà còn ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi (suy dinh dưỡng, thiếu oxy trường diễn…).

        Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc TSG khoảng 5 – 10 % thai phụ. Ngay ở những nước phát triển như Mỹ tỷ lệ mắc bệnh cũng vào khoảng 5 – 6%, tại Anh tỷ lệ TSG vào khoảng 5  -  8% …Điều này cho thấy, mặc dù đã được kiểm soát tốt và khống chế ở mức cao song TSG  vẫn là mối nguy cơ cho các thai phụ và có thể xảy ra ở bất  kỳ nước nào, dù là nước tiên tiến hay nước nghèo, đang phát triển.

   Thể dị bội và sự thiếu hụt chức năng nhau thai

   Tỷ lệ mắc

   Hội chứng Down (T21), Edwards (T18), Patau (T13)

0,2 %

   Tiền sản giật sớm

0,8 %

   Tiền sản giật

4,0 %

   Sinh non

7,5 %

        Nếu được phát hiện và điều trị sớm ở thai kỳ I, thai phụ hoàn toàn tránh được nguy cơ tiền sản giật !

 

Làm thế nào để sàng lọc sớm tiền sản giật ?

        Nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố tăng trưởng rau thai (PlGF – Placental Growth Factor) giảm ở những thai phụ mắc TSG. Đặc biệt, sự thay đổi nồng độ này diễn ra khá sớm vào khoảng tuần 12 của thai kỳ, do vậy có thể sử dụng để chẩn đoán sớm TSG từ trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán phân biệt tiền sản giật.

        TSG được đánh giá thông qua chỉ số phát triển nhau thai (PLGF) kết hợp với huyết áp (MAP), siêu âm xung động mạch tử cung (UTPI, Doppler), tiền sử thai phụ.

Thông số

Tỷ lệ phát hiện (CI 95%)

TSG trước 32 tuần

TSG trước 37 tuần

   PLGF + MAP + UTPI

87%

61%

   PLGF + PAPP-A + MAP + UTPI

96%

77%

 

Thời điểm để sàng lọc tiền sản giật và cách phòng ngừa ?

Thai kỳ 1

Thai kỳ 2

Thai kỳ 3

Nguy cơ thấp

Nguy cơ cao

Nguy cơ thấp

Nguy cơ cao

Nguy cơ thấp

Nguy cơ cao

 Ít khả năng mắc TSG suốt thời gian mang thai còn lại

 Điều trị bằng aspirin phòng ngừa được đa số các ca TSG

 Thai dõi thai nhi  thường quy

 Theo dõi sát sao tại bệnh viện

(Aspirin không có tác dụng)

Thai dõi thai nhi thường quy

 Chuẩn bị phương án sinh sớm

Điều trị TSG hiệu quả nhất

Điều trị TSG không còn nghiều ý nghĩa

     

CHEMEDIC - VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đường dẫn của bản tin này: ./index.php?f=news&do=detail&id=84
© ChemedicEmail: hoatk@wru.vn